VÌ SAO TRẺ THƯỜNG BỊ TIÊU CHẢY KÉO DÀI

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Phần lớn các đợt tiêu chảy xảy ra ngắn ngày (dưới 7 ngày), tuy nhiên có khoảng 3 – 20% những đợt tiêu chảy kéo dài. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày bị coi là tiêu chảy kéo dài.

Những đợt tiêu chảy kéo dài như vậy thường làm cho tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngày một xấu đi, và cũng là một nguy cơ gây tử vong cho trẻ. Bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, có lúc số lần đi tiêu giảm, có khi lại tăng. Phân có nhiều nước, phân lổn nhổn, có mùi, màu vàng hay xanh, đôi khi trẻ phải rặn khi đi ngoài.

Triệu chứng của trẻ bị tiêu chảy kéo dài:

  • Mất nước thường nhẹ và vừa
  • Trẻ biếng ăn, da xanh, sụt cân…

Do đó, cần theo dõi trọng lượng của trẻ, triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng, thiếu protein, thiếu vitamin, nhất là vitamin A dẫn tới khô mắt, vitamin B1, B7, các vi chất, đặc biệt là thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Yếu tố nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài

  • Tuổi: Tần suất mắc phải tiêu chảy kéo dài cao nhất ở nhóm trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi.
  • Tình trạng dinh dưỡng: Thiếu hụt một vài yếu tố vi lượng (vitamin hay một số muối khoáng như kẽm, sắt, acid folic, vitamin A…), suy dinh dưỡng  có thể là yếu tố thuận lợi cho tiêu chảy kéo dài.
  • Acid dạ dày và sự trống rỗng của dạ dày: Nồng độ acid dạ dày thấp hoặc sự trống rỗng của dạ dày có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ruột nhiều hơn.
  • Tình trạng miễn dịch: Những trẻ có phản ứng bì yếu thường dễ bị tiêu chảy kéo dài hơn những trẻ có phản ứng bì bình thường.

viem-hong-o-tre-em

Trẻ nhỏ từ 6 – 24 tháng tuổi dễ bị tiêu chảy kéo dài hơn

  • Nhu động ruột: Tình trạng giảm nhu động ruột dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và kéo dài thời gian cư trú ở ruột, dễ tạo điều kiện cho tiêu chảy kéo dài xuất hiện.
  • Chức năng ngoại tiết của tuỵ: Giảm các enzyme của tuỵ cũng là yếu tố làm tiêu chảy kéo dài.
  • Sự toàn vẹn và vận tốc đổi mới của tế bào hấp thu: Sự toàn vẹn và vận tốc đổi mới này chậm trễ trong trường hợp suy dinh dưỡng, thường làm tiêu chảy kéo dài.
  • Lớp chất nhày và glucoprotein ở ruột non: Lớp chất nhày  này mỏng hay bất thường có thể tạo điều kiện hình thành những tổn thương ở niêm mạc ruột non hay làm cho vi khuẩn tăng sinh gây tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài đó là:

Cơ địa trẻ:

  • Trẻ suy dinh dưỡng
  • Trẻ giảm miễn dịch
  • Trẻ không dung nạp lactoza hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật

Chế độ dinh dưỡng:

  • Trẻ ăn sữa bột
  • Nhiễm khuẩn từ thức ăn ôi thiu
  • Sai lầm trong chế độ ăn uống; ăn quá nhiều chất đạm, chất bột đường
  • Thức ăn chứa lectine, những chất ức chế enzyme tiêu hoá
  • Hạn chế ăn uống trong khi trẻ bị tiêu chảy, cai sữa sớm, bú sữa bột trong thời gian tiêu chảy.

che-do-dinh-duong-cua-tre-nho

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị tiêu chảy kéo dài cho trẻ

Các bệnh lý nhiễm trùng trước đó:

  • Nhiễm trùng tại ruột: Tiêu chảy kéo dài có thể xảy ra sau một nhiễm trùng cấp tính hoặc do nhiễm khuẩn ruột, đặc biệt là tình trạng phối hợp nhiều loại vi khuẩn hoặc là ở những trẻ có tình trạng tiêu chảy tái diễn.

Điều này có thể được giải thích là do niêm mạc ruột bị tổn thương trong đợt tiêu chảy trước đó chưa kịp hồi phục toàn vẹn hoặc do những thay đổi khác trong sự đề kháng của chủ thể, có nghĩa là yếu tố phòng vệ đường tiêu hóa bị giảm sút đã tạo tiền đề cho tiêu chảy kéo dài, hoặc do trẻ được chăm sóc kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào ống tiêu hoá.

nguyen-nhan-tieu-chay-keo-dai

Chăm sóc trẻ sau khi bị nhiễm khuẩn đường ruột rất quan trọng, tránh bị tiêu chảy kéo dài

  • Nhiễm trùng ngoài ruột: Những đợt nhiễm trùng tái diễn hay sau sởi (trong vòng 1-2 tháng) là điều kiện để kéo dài thời gian tiêu chảy hơn trẻ khác.

Các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp:

Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như: viêm tai giữa, viêm VA mạn hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết. Khi có các bệnh nhiễm khuẩn, phải điều trị các bệnh này thì điều trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.

Sử dụng thuốc trong giai đoạn tiêu chảy:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh không thích hợp có thể gây nên tình trạng tăng sinh vi khuẩn ở phần trên ống ruột non, tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn dẫn đến rối loạn hấp thu, rối loạn những chức năng khác của niêm mạc do đó làm tiêu chảy kéo dài.
  • Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, cầm nôn làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn

Berberis

Sử dụng siro Berberis giúp cầm tiêu chảy và không ảnh hưởng tới vi khuẩn có lợi

Vai trò của vi sinh vật gây bệnh:

Các vi sinh vật xác định được từ các bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 là các vi sinh vật có tỷ lệ bắt gặp ở bệnh nhân tiêu chảy kéo dài tương đương ở bệnh nhân tiêu chảy cấp và nhóm 2 là các vi sinh vật có tỷ lệ bắt gặp ở bệnh nhân tiêu chảy kéo dài cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân tiêu chảy cấp.

Nhóm thứ 1:

Gồm có Salmonella không gây thương hàn (nontyphoid salmonella), ETEC, Campylobacter jejuni, Aeromonas hydrophila là chính.

Ngoài ra còn gặp các tác nhân kém phổ biến như Giardia lamblia, Yersinia enterocolitica, Clostridium difficile, Entamoeba histolytica.

Nhóm thứ 2:

Một số nghiên cứu cho thấy rằng EIEC, EAEC, EPEC, Shigella và Cryptosporidium có khả năng gây tiêu chảy kéo dài. Đối với trẻ em có tiền sử suy dinh dưỡng thì Cryptosporidium và Shigella thường gây nên tiêu chảy kéo dài.

Cơ chế gây tiêu chảy kéo dài là do khả năng bám dính hay xâm nhập vào tế bào thượng bì ruột. Người ta nhận thấy rằng trẻ đã bị nhiễm Rotavirus trước đó và vẫn tiếp tục tiêu chảy là do tổn thương niêm mạc chưa hồi phục.

Speak Your Mind