Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa với các biểu hiện như nôn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Rối loạn tiêu hóa có thể là bệnh lý hoặc không phải bệnh lý. Mọi lứa tuối đều có thể bị rối loạn tiêu hóa và tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mỗi người thường không giống nhau. Đây không phải là một hội chứng gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên, bệnh gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa:
- Do chế độ ăn uống không lành mạnh như: đồ ăn lạnh, chua cay, rượu bia nhiều, ăn quá nhanh, quá no…
- Sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột tức là mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.
Sử dụng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng tới các vi khuẩn có lợi gây nên rối loạn tiêu hóa
- Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn).
- Viêm đại tràng mạn tính là bệnh gây rối loạn tiêu hóa thường xuyên do chế độ ăn uống không vệ sinh, nhiều mỡ, nhiều chất tanh…
- Một số bệnh gây viêm ruột cấp tính như bệnh tả, thương hàn, lỵ trực khuẩn, ngộ độc thực phẩm… cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần.
- Viêm đại tràng co thắt thì có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa có phần khác với viêm ruột cấp tính…
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa:
Thay đổi vấn đề đại tiện:
Triệu chứng này tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, lúc táo bón, lúc tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
Đau bụng:
Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, chướng bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày hoặc co thắt, nhức nhối từng cơn.
Đau bụng là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Đầy hơi, chướng bụng:
Đây là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc đánh hơi nhiều. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…
Tâm lý:
Buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.
Điều trị rối loạn tiêu hóa:
Để điều trị triệt để rối loạn tiêu hóa, cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp và thuốc phù hợp.
- Không sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống mất vệ sinh. Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước.
Ăn nhiều rau và tránh các thực phẩm gây đầy hơi để điều trị rối loạn tiêu hóa
- Tránh các thực phẩm gây đầy hơi như: hành tây, mận, chuối, nho khô, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, rau húng quế…
- Không dùng quá nhiều cà phê và sữa, các loại thức ăn, đồ uống có nhiều sorbitol , đường fructose
- Tập thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Có thể sử dụng men tiêu hóa và các thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sỹ, dược sỹ.
Siro Berberis không làm ảnh hưởng tới các vi khuẩn có lợi giúp điều trị rối loạn tiêu hóa hữu hiệu
Speak Your Mind