05 NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Tiêu chảy là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải tiêu chảy nào cũng giống nhau. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, hãy cùng Berberis tìm hiểu 5 nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em để nắm rõ nhé.



  1.      Tiêu chảy do virus

Virus là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Các virus thường gây tiêu chảy cấp bao gồm: Rotavirus, Adenovirus, Calicivirus, Astrovirus.

Một số virus khác cũng gây tiêu chảy nhưng tỷ lệ ít gặp hơn như: Norovirus, Cytomegalovirus. Herpes simplex virus.

tre-bi-tao-bon

Trẻ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân, có thể do virut hoặc bị nhiễm khuẩn

  1.      Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Một số vi khuẩn có thể là gây ra tiêu chảy như:

Staphylococcus aureus (S. aureus) – thường bị nhiễm ở các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.

Clostridium perfringens – thường bị nhiễm ở các thực phẩm được hâm ấm.

Bacillus cereus – thường lây nhiễm qua gạo, đậu, giá sống.

Salmonella typhi, gây bệnh sốt thương hàn – thường nhiễm ở trứng gà, trứng vịt và gia cầm.

Shigella – trực khuẩn gây bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà trẻ, các làng ở nông thôn.

Escherichia coli (E. coli) – hay nhiễm ở thịt chưa nấu chín; tuy nhiên, các trận dịch tiêu chảy do E. coli thường liên quan đến giá đỗ sống, nước trái cây chưa qua diệt khuẩn, các loại nem chua, rau cải và pho-mát.

Campylobacter jejuni – thường nhiễm ở chim, gà, vịt. Vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm.

Yersinia enterocolitica – nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.

Vibrio parahaemolyticus – một loại nhiễm trùng thường do ăn đồ biển sống, nhất là hàu. Vibrio cholerae – vi khuẩn gây bệnh tả, thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.

  1.      Tiêu chảy do ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và lưu lại ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:

Giardia lamblia – ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước.

Entamoeba histolytica – ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.

Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm.  Nguy cơ ở trẻ em thường cao hơn hơn ở người lớn. Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này. Ký sinh trùng này có thể sống trong nước nên nước cũng có thể là nguồn lây lan.

  1.      Dùng thuốc

Có khá nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Một số thuốc thông thường là: thuốc kháng sinh, thuốc chống cao huyết áp, thuốc nhuận tràng, thuốc chống acid dịch vị, thuốc chứa magnesium. Một số chất khác như: rượu, cà phê, trà cũng có thể gây tiêu chảy.

su-dung-thuoc-khang-sinh-sai-cach

Sử dụng thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ bị tiêu chảy cấp

  1.      Do bệnh mắc kèm

Một số trẻ bị mắc hội chứng ruột kích thích, suy giảm miễn dịch… cũng có thể bị tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp do các nguyên nhân trên, mẹ có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm điều trị tiêu chảy từ thiên nhiên vô cùng hiệu quả và an toàn đó là siro Berberis do Công ty cổ phần Dược khoa nghiên cứu và sản xuất



Siro Berberis có thành phần chính là berberin chiết xuất từ cây hoàng liên ô rô, là một kháng sinh tự nhiên, dùng để điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, berberin không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột. Khi dùng phối hợp kháng sinh với berberin sẽ hạn chế được tác dụng không mong muốn gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột.

Berberis

Siro Berberis được bào chế không còn vị đắng của berberin nên rất thích hợp dùng cho trẻ em.

 

Speak Your Mind